Cây mai vàng, ngoài việc sử dụng cành để giâm hoặc chiết, còn có thể nhân giống bằng phương pháp giâm rễ, thậm chí dễ hơn giâm cành. Theo kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, khi sử dụng rễ để giâm, cây mai mới sẽ có tuổi thọ cao hơn cây giâm cành hoặc chiết cành.
Hoa mai là một loài hoa vô cùng đặc biệt trong tâm trí người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Đây là loài hoa không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về. Hơn nữa, hoa mai cũng là một trong bốn loài cây quý "Tùng, Cúc, Trúc, Mai", biểu trưng cho sự cao quý và thanh tao. Bạn có bao giờ thắc mắc về cây hoa mai không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về loài hoa đẹp xinh, quen thuộc và những điểm bán mai vàng nhé!
Nguồn gốc của hoa mai
Hoa mai trong tiếng Anh gọi là gì? Hoa mai trong tiếng Anh là "Apricot Flowers". Ngoài ra, cây mai còn được gọi là cây hoàng mai với tên khoa học là Ochna integerrima. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và rất được ưa chuộng vào dịp Tết Nguyên Đán Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam. Tại Việt Nam, cây mai phân bố chủ yếu ở các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống.
Người ta vẫn chưa xác định được cây mai có từ bao giờ, chỉ biết rằng cách đây hơn 3000 năm, cây mai đã xuất hiện ở Trung Quốc. Điều này đã được ghi chép trong các sách cổ.
Thời gian giâm rễ mai
Qua khảo sát thực tế, thời gian giâm rễ mai vàng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Nếu triển khai vào dịp trước hoặc sau Tết Nguyên Đán, các rễ mai được tận dụng để giâm ngay nhưng thường không nảy mầm mà đến đầu mùa mưa mới chịu mọc chồi. Do đó, trước khi tìm ra thời gian phù hợp nhất, nên giâm rễ mai vào thời kỳ đầu mùa mưa. Rễ mai lấy để giâm phải chọn lúc đang trong pha tĩnh (cuối pha tĩnh là tối ưu). Nếu làm đúng thì tỷ lệ sống gần 100%.
Chọn rễ mai vàng để giâm
Độ lớn của rễ mai vàng được tính bằng đường kính. Qua khảo sát thực tế, rễ nhỏ cỡ 1 mm cũng ra chồi được, nhưng cây mọc rất yếu. Do đó, nên chọn rễ lớn cỡ từ 3 – 5 mm (tương tự đầu đũa ăn cơm) để giâm là tối ưu. Các rễ lớn hơn vẫn có thể sống nhưng tỷ lệ thành công thấp.
Về độ dài, mặc dù rễ chứa chất dinh dưỡng để ra chồi, nhưng không nên cắt quá ngắn. Độ dài tối thiểu để chồi mọc mạnh là khoảng 13 lần đường kính rễ. Độ dài của rễ không hạn chế, càng dài càng tốt.
==== Xem thêm: Tham khảo cách trồng mai vũ nữ chân dài
Phương pháp cắt gọt rễ
Sau khi cắt rễ bằng kéo, sử dụng dao bén để gọt lại giống như gọt cành giâm. Các rễ phân nhánh dù nhỏ hay lớn trên đoạn rễ nên được giữ lại, vì rễ nhỏ sẽ mau tạo ra rễ con, giúp cây mai sau khi ra chồi mọc mạnh hơn. Sau khi cắt gọt, có thể nhúng rễ vào dung dịch Viprom để kích thích rễ con ra nhanh.
Cách giâm rễ và chăm sóc
Giâm rễ:
Do rễ thường nằm trong đất, nên không thể thích ứng kịp với điều kiện trơ ra như cành. Do đó, nếu giâm rễ cạn quá, rễ sẽ bị khô và không ra chồi được. Phải cắm rễ vào chậu gần như toàn bộ (chỉ chừa phần trên nhô lên khoảng vài mm là đủ). Về chất trồng và kích thước chậu, tương tự như giâm cành, nhưng nếu rễ lớn và dài thì chậu trồng phải tương ứng.
Chăm sóc:
Do rễ cắm ngập sâu vào chất trồng vườn mai đẹp nên việc tưới nước đơn giản hơn so với giâm cành. Chỉ cần tưới nước dưỡng ẩm chất trồng liên tục là đủ. Tuy nhiên, rễ dễ bị một số bệnh tấn công nên không cần phải xịt thuốc ngừa liên tục như giâm cành. Chỉ cần xịt 1 – 2 lần từ khi giâm đến khi có chồi non (khoảng 1 – 2 tháng sau khi giâm). Khi có chồi non, hãy xịt ngừa thường xuyên như giâm cành để bảo vệ chồi non.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.